Trám răng có bền không? Khi nào nên trám lại?
Trám răng là giải pháp phổ biến để khôi phục răng bị sâu, giúp cải thiện chức năng nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, một câu hỏi mà nhiều người băn khoăn liệu trám răng có bền không? Độ bền của miếng trám phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chất lượng vật liệu đến cách chăm sóc răng miệng sau khi trám.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về độ bền của miếng trám răng, các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của trám răng, và những cách đơn giản để kéo dài hiệu quả của miếng trám, giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
Trám răng có bền không
Trám răng có bền không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nó không chỉ phụ thuộc vào vật liệu trám mà còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như kỹ thuật trám của bác sĩ, cách chăm sóc răng miệng của người bệnh và thói quen ăn uống.
Dưới đây là những yếu tố quyết định độ bền của miếng trám răng.
Mã ưu đãi: "TCFS2025"
Ưu đãi giảm 30% Dịch vụ bọc răng sứ
Ưu đãi giảm 20% tất cả các dịch vụ khám tổng quát
Áp dụng tới hết 28/4/2025
Đặt hẹn thăm khám với bác sĩ trước để hưởng ưu đãi !
Vật liệu trám là yếu tố quan trọng quyết định độ bền của miếng trám răng. Các loại vật liệu trám khác nhau có độ bền và tính chất khác nhau, vì vậy việc chọn đúng vật liệu là rất quan trọng.
Composite là vật liệu trám phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Chúng có màu sắc tương tự như răng thật, giúp mang lại kết quả thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, composite có độ bền không cao chỉ từ 2-3 năm và có thể bị mài mòn theo thời gian, đặc biệt ở những vị trí chịu lực nhai mạnh.
Amalgam và kim loại quý có độ bền cao chịu được lực nhai mạnh. Trong đó, amalgam có thể duy trì từ 5-6 năm, các kim loại quý như vàng có độ bền lên đến 10 năm. Tuy nhiên, màu sắc của vật liệu này không tự nhiên và thường được sử dụng ở các răng phía sau, nơi ít bị nhìn thấy.
Ngoài ra, trám onlay, inlay bằng vật liệu sứ có độ bền và khả năng chịu lực rất tốt, thường được dùng cho các răng cửa, ở những vị trí yêu cầu thẩm mỹ cao. Miếng trám sứ có tuổi thọ lâu dài từ 10 - 15 năm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật.
Trám răng có bền không phụ thuộc vào vật liệu trám
Trám răng có bền không cũng phụ thuộc vào kỹ thuật trám của bác sĩ nha khoa. Một bác sĩ có tay nghề cao và kinh nghiệm sẽ biết cách làm sạch hoàn toàn khu vực răng bị sâu, đảm bảo rằng miếng trám được gắn chắc chắn, không bị cộm.
Nếu kỹ thuật trám không chính xác, miếng trám có thể bị nứt hoặc bong tróc sớm, tạo ra các khe hở nơi vi khuẩn có thể xâm nhập và làm sâu răng lại.
Trám răng có bền không phụ thuộc vào kỹ thuật trám của bác sĩ
Dù miếng trám có được thực hiện bằng vật liệu tốt và bác sĩ có tay nghề cao, nhưng nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách, miếng trám có thể không bền lâu. Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng sẽ dẫn đến mảng bám và vi khuẩn tích tụ quanh miếng trám, gây sâu răng hoặc làm trám bị hư hỏng.
Để miếng trám bền lâu, bạn cần đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và khu vực xung quanh miếng trám.
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp răng trám bền đẹp
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của miếng trám. Những thói quen như ăn đồ quá cứng, hoặc uống nước ngọt, thực phẩm có tính axit cao có thể làm miếng trám nhanh bị mài mòn hoặc hư hỏng.
Thay vào đó, hãy duy trì chế độ ăn uống giàu vitamin, canxi và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe răng miệng.
Nếu bạn có thói quen nghiến răng vào ban đêm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để sử dụng máng bảo vệ răng. Những thói quen như dùng răng để mở đồ vật hoặc cắn móng tay cũng có thể gây tổn thương cho miếng trám.
Răng cần trám lại khi miếng trám bị hư hỏng, bong tróc, hoặc khi răng bị sâu lại dưới miếng trám do vi khuẩn xâm nhập. Nếu miếng trám răng bị mòn, bạn cũng nên nhanh chóng trám lại để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật bên trong.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy đau nhức, nhạy cảm hoặc khó chịu ở khu vực có miếng trám, có thể miếng trám đã bị hư hoặc đã không còn vừa khít. Lúc này, bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra và trám lại nếu cần.
Để miếng trám răng giữ được độ bền lâu dài và bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
Chất liệu trám răng đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo độ bền của miếng trám. Các vật liệu trám chất lượng cao như composite, amalgam hay sứ có khả năng chịu lực và giữ hình dạng tốt hơn. Lựa chọn vật liệu phù hợp với vị trí răng và tình trạng răng miệng sẽ giúp miếng trám bền lâu và giảm nguy cơ hư hỏng.
Chọn vật liệu trám răng tốt
Việc chọn một nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại là yếu tố quan trọng giúp miếng trám đạt chất lượng tốt ngay từ đầu. Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ thực hiện trám răng đúng kỹ thuật, đảm bảo miếng trám được gắn chắc chắn, kín khít và không bị nứt hay bong tróc sớm.
Bác sĩ cũng sẽ điều trị triệt để tình trạng sâu răng hay những vấn đề răng miệng liên quan trước khi trám răng để đảm bảo độ bền cho miếng trám. Đồng thời hạn chế khả năng sâu răng trở lại hoặc tình trạng viêm nhiễm sau khi trám răng.
Mã ưu đãi: "TCFS2025"
Ưu đãi giảm 30% Dịch vụ bọc răng sứ
Ưu đãi giảm 20% tất cả các dịch vụ khám tổng quát
Áp dụng tới hết 28/4/2025
Đặt hẹn thăm khám với bác sĩ trước để hưởng ưu đãi !
Mã ưu đãi: "TCFS2025"
Ưu đãi giảm 30% Dịch vụ bọc răng sứ
Ưu đãi giảm 20% tất cả các dịch vụ khám tổng quát
Áp dụng tới hết 28/4/2025
Đặt hẹn thăm khám với bác sĩ trước để hưởng ưu đãi !