Trám răng 20% off
Răng sứ thẩm mỹ 20% off
Răng hàm giả tháo lắp 20% off

Nhổ răng an toàn: Chỉ định, chi phí, quy trình và cách chăm sóc

Kim Anh • 4 tuần trước

 

 

Trường hợp cần nhổ răng, quy trình và cách chăm sóc sau khi nhổ

 

 

Nhổ răng là một trong những thủ thuật nha khoa phổ biến được thực hiện khi răng không thể bảo tồn bằng các phương pháp điều trị khác. Mặc dù nhiều người lo lắng khi nghe đến việc phải nhổ răng, nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, quy trình nhổ răng ngày nay đã trở nên an toàn, nhanh chóng và giảm thiểu đau đớn tối đa cho bệnh nhân.

 

Bài viết này cung cấp thông tin đầy đủ về các chỉ định nhổ răng, chi phí, quy trình thực hiện tại phòng khám và cách chăm sóc sau khi nhổ răng để đảm bảo vết thương lành nhanh, tránh biến chứng.

 

 

I. Nhổ răng là gì?

 

Nhổ răng là thủ thuật nha khoa nhằm lấy toàn bộ răng ra khỏi ổ răng trong xương hàm thông qua việc tách răng khỏi dây chằng nha chu và xương ổ răng. Đây là một trong những phương pháp điều trị cuối cùng được bác sĩ chỉ định khi răng không thể bảo tồn được bằng các biện pháp khác như trám răng, điều trị tủy hay bọc răng sứ.

 

Ngoài ra, các trường hợp phức tạp như răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc lệch cũng được chỉ định để nhổ răng khôn. Trong trường hợp này, bác sĩ phải rạch nướu, đôi khi cắt bỏ một phần xương để tiếp cận và nhổ răng thuận lợi.

 

Nhổ răng tuy là thủ thuật thường gặp trong nha khoa, nhưng chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết, nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng, giảm đau đớn cho bệnh nhân hoặc chuẩn bị cho các kế hoạch điều trị phục hình răng tiếp theo.

 

Nhổ răng là thủ thuật nha khoa nhằm lấy toàn bộ răng ra khỏi ổ răng

Nhổ răng là thủ thuật nha khoa nhằm lấy toàn bộ răng ra khỏi ổ răng

 

 

II. Khi nào cần nhổ răng?

 

Việc nhổ răng luôn là phương pháp điều trị cuối cùng mà các bác sĩ nha khoa cân nhắc, chỉ được thực hiện khi không thể bảo tồn răng bằng các biện pháp khác. Dưới đây là các trường hợp cụ thể về chỉ định và chống chỉ định khi nhổ răng.

 

Ưu đãi tới 30%

Áp dụng cho đặt lịch vào khung giờ
07:30 - 19:30

 

Mã ưu đãi: "TCFS2025"

Ưu đãi giảm 30% Dịch vụ bọc răng sứ

Ưu đãi giảm 20% tất cả các dịch vụ khám tổng quát

 

Áp dụng tới hết 28/4/2025

Đặt hẹn thăm khám với bác sĩ trước để hưởng ưu đãi !

Đặt hẹn

 

 

1. Những trường hợp được chỉ định nhổ răng

 

Răng bị sâu nặng: Khi răng bị sâu quá sâu, tổn thương đến tủy răng và không thể điều trị tủy hoặc trám phục hồi được.

 

Răng bị viêm tủy hoại tử: Răng đã điều trị tủy nhưng vẫn còn ổ viêm nhiễm kéo dài, gây đau nhức và có nguy cơ lây lan.

 

Răng bị nứt gãy nghiêm trọng: Răng bị vỡ sâu dưới nướu hoặc bị nứt theo chiều dọc không thể phục hồi bằng các biện pháp phục hình.

 

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: Răng khôn mọc không đúng vị trí, gây chen chúc, viêm nướu, đau nhức hoặc ảnh hưởng đến răng kế cận.

 

Viêm nha chu nặng: Răng bị lung lay độ 3, độ 4 do tiêu xương ổ răng nghiêm trọng, không thể điều trị bảo tồn.

 

Mục đích chỉnh nha: Nhổ răng để tạo khoảng trống cho việc sắp xếp lại các răng khác trong trường hợp chen chúc, răng quá to hoặc quá nhiều.

 

Chuẩn bị cho điều trị phục hình: Nhổ chân răng còn sót lại để chuẩn bị làm hàm giả toàn phần hoặc cấy ghép implant.

 

Răng bị chấn thương nặng: Răng bị gãy vỡ do tai nạn và không thể phục hồi.

 

Trước khi xạ trị: Khi điều trị các bệnh lý ở khoang miệng, vòm họng, những răng nằm trên tia xạ trị cần phải được nhổ bỏ. Bởi tia xạ trị có tác động tiêu cực đến tuyến nước bọt và nướu, gây ảnh hưởng xấu đến cả răng trên và răng dưới.

 

Trước khi sử dụng thuốc bisphosphonates: để điều trị bệnh loãng xương, người bệnh được chỉ định nhổ những răng có nguy có bị viêm để tránh nguy cơ thoái hóa xương hàm.

 

Răng khôn mọc lệch cần phải nhổ bỏ

Răng khôn mọc lệch cần phải nhổ bỏ

 

 

2. Những trường hợp chống chỉ định nhổ răng

 

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, rối loạn đông máu, tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi nhổ răng.

 

Những người mắc bệnh loạn thần, động kinh,... phải dùng thuốc an thần trước vài người, trước khi nhổ răng.

 

Bệnh nhân đang điều trị xạ trị vùng đầu cổ: Tia xạ trị có thể gây nhiễm trùng, tăng nguy cơ hoại tử xương hàm sau khi nhổ răng.

 

Bệnh nhân mắc các bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như viêm lợi, viêm vòm họng, viêm tủy răng, viêm xoang, viêm khớp răng,... không nên nhổ răng.

 

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ hành kinh nên hạn chế nhổ răng.

 

Bệnh nhân đang dùng thuốc bisphosphonate đường tĩnh mạch, có nguy cơ gây hoại tử xương hàm sau nhổ răng.

 

Bệnh nhân bị bệnh ung thư bạch cầu, hoại tử xương hàm tuyệt đối không nhổ răng.

 

Trong mọi trường hợp, việc quyết định nhổ răng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa uy tín sau khi đã thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang và cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ. Đối với các trường hợp chống chỉ định tương đối, bác sĩ có thể phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để điều trị ổn định tình trạng toàn thân trước khi tiến hành nhổ răng.

 

Trước khi nhổ răng cần thăm khám bác sĩ uy tín

Trước khi nhổ răng cần thăm khám bác sĩ uy tín

 

 

III. Chi phí nhổ răng bao nhiêu tiền?

 

Chi phí nhổ răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, loại răng, mức độ phức tạp của ca nhổ, công nghệ sử dụng và đặc biệt là cơ sở nha khoa bạn lựa chọn. 

 

Tại nha khoa TC Dental, chi phí nhổ răng có giá khoảng 300.000 - 4.000.000đ/răng, tùy theo tình trạng của mỗi người. Dưới đây là bảng giá nhổ răng theo từng trường hợp:

 

Dịch vụ nhổ răng

Mức giá

Nhổ răng sữa lung lay

Miễn phí

Nhổ răng sữa bằng chích tê

200.000 đồng/răng

Nhổ chân răng, răng lung lay

300.000 đồng/răng

Nhổ răng cửa, răng cối nhỏ

500.000 đồng/răng

Nhổ răng cối lớn, nhiều chân răng

800.000 đồng/răng

Cắt lợi trùm răng khôn

500.000 đồng/răng

Răng khôn độ I

1.000.000 đồng/răng

Răng khôn độ II

2.000.000 đồng/răng

Răng khôn độ III

3.000.000 đồng/răng

Răng khôn độ IV

4.000.000 đồng/răng

 

Trước khi nhổ răng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết tình trạng răng hiện tại, tìm hiểu kỹ quy trình, tránh chọn những nha khoa nhổ răng giá rẻ. Điều này giúp hạn chế những rủi ro trong quá trình nhổ răng do kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ hay điều kiện vô trùng trong nha khoa. 

 

Đặt hẹn thăm khám

Quý khách vui lòng để lại thông tin,

Nha Khoa TC sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Thời gian làm việc từ 7:30 - 19:30

 

 

IV. Không nhổ răng có sao không?

 

Đối với một số trường hợp nhất định, không nhổ răng có thể gây ra một số rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.

 

 

1. Trường hợp răng sữa

 

Đối với trẻ nhỏ, nếu không nhổ răng sữa có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc chồng lên nhau, gây ra tình trạng răng hô, móm hoặc chen chúc. Răng sữa lung lay không được nhổ có thể gây khó khăn khi ăn nhai và đau đớn khi răng vĩnh viễn cố gắng mọc lên.

 

Nguy hiểm hơn cho trẻ khi có nguy cơ hóc răng sữa nếu răng rụng bất ngời. Ngoài ra, nếu răng sữa tồn tại quá thời gian có thể khiến cấu trúc xương hàm phát triển không cân đối, ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.

 

Nhổ răng sữa trẻ em

Nhổ răng sữa trẻ em

 

 

2. Trường hợp răng hư hỏng, răng sâu, răng viêm nhiễm

 

Răng sâu, hoặc bị hư hỏng, viêm nhiễm, không thể phục hồi cần phải nhổ bỏ. Vì chúng có thể gây ra tình trạng đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

 

Trường hợp viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng, nướu, ảnh hưởng đến răng kế cận và gây khó khăn cho việc phục hình sau này.

 

Răng sâu nặng hoặc viêm tủy không được nhổ sẽ trở thành nguồn lây nhiễm, có thể phát triển thành áp xe răng, viêm xoang hàm, viêm tế bào tổ chức hoặc nhiễm trùng máu,... ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

 

Nhổ răng sâu, hư hỏng

Nhổ răng sâu, hư hỏng

 

 

3. Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

 

Những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm bắt buộc phải nhổ. Vì chúng tạo áp lực lên dây thần kinh và các mô xung quanh gây đau nhức kéo dài. Lâu ngày, viêm nướu tái phát có thể phát triển thành viêm tế bào.

 

Răng khôn mọc lệch có thể đẩy và gây tổn thương chân răng số 7, dẫn đến việc phải nhổ cả hai răng thay vì chỉ một. Trong một vài trường hợp, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, dị dạng có thể gây ra các nệnh như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,... dẫn đến các bệnh lý như viêm xương hàm, viêm nang răng, viêm tổ chức liên kết, viêm nội tâm mạc,...

 

Trong tất cả các trường hợp trên, việc trì hoãn nhổ răng khi có chỉ định thường dẫn đến chi phí điều trị cao hơn, thời gian phục hồi lâu hơn và nguy cơ biến chứng lớn hơn. Vì vậy, khi bác sĩ nha khoa đã chẩn đoán và chỉ định nhổ răng, bạn nên tuân thủ để tránh những hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.

 

Răng khôn mọc lệch gây tổn thương răng bên cạnh

Răng khôn mọc lệch gây tổn thương răng bên cạnh

 

 

V. Các biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng

 

Mặc dù nhổ răng là thủ thuật nha khoa phổ biến và thường an toàn, một số biến chứng vẫn có thể xảy ra sau quá trình điều trị do mức độ phức tạp của răng, kỹ thuật nhổ răng.

 

Vì vậy, bạn nên lựa chọn nha khoa nhổ răng uy tín có bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm. Đồng thời, việc hiểu rõ những biến chứng này giúp bạn nhận biết sớm và xử lý kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng.

 

 

1. Sưng đau

 

Sưng đau là hiện tượng thường gặp sau khi nhổ răng. Cường độ cơn đau tùy theo cơ địa mỗi người, tình trạng này thường tệ hơn trong 2-3 ngày đầu và giảm dần sau 3-5 ngày. Đây là phản ứng viêm sinh lý bình thường của cơ thể trong quá trình hồi phục của nướu và các mô xung quanh.

 

Trong trường hợp quá đau, không chịu được, bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc giảm đau răng có thể được bác sĩ kê đơn như paracetamol, hoặc ibuprofen. Nếu sưng đau tăng sau 3 ngày hoặc kèm sốt, cần tái khám ngay.

 

Sưng đau là hiện tượng thường gặp sau khi nhổ răng

Sưng đau là hiện tượng thường gặp sau khi nhổ răng

 

 

2. Chảy máu kéo dài

 

Sau khi nhổ răng, máu tiếp tục chảy từ ổ răng sau 24 giờ là điều bình thường. Trong trường hợp, bạn sử dụng một số loại thuốc như Aspirin, Rivaroxaban, Warfarin, Clopidogrel hoặc Apixaban,... có thể khiến tình trạng chảy máu kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn. 

 

Nếu chảy máu, hãy sử dụng miếng gạc y tế hoặc bông gòn sạch đắp lên vùng đang chảy máu, cắn chặt gạc sạch trong 10-30 phút. Nếu máu vẫn chảy, cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được khắc phục kịp thời.

 

 

3. Nhiễm trùng

 

Sau nhổ răng, nướu và xương hàm đều chịu tổn thương, đây là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, gây ra nhiễm trùng. Một số dấu hiệu nhiễm trùng thường gặp sau khi nhổ răng là răng sưng đau ko giảm, có ổ mủ ở răng, đau nhói vùng xương hàm hoặc cổ, sưng nướu, sưng má, sốt, hơi thở có mùi lạ, răng nhạy cảm,...

 

Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng đá lạnh chườm để giảm đau, vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

 

Nếu các dấu hiệu không thuyên giảm, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để điều trị. Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để loại bỏ ổ nhiễm trùng và có biện pháp bảo tồn, phục hình răng hiệu quả.

 

Đau nhói vùng xương hàm, cổ là dấu hiệu của nhiễm trùng

Đau nhói vùng xương hàm, cổ là dấu hiệu của nhiễm trùng

 

 

4. Viêm ổ cắm răng

 

Viêm ổ căm răng hay viêm ổ răng khô là tình trạng đau đớn có thể xảy ra khi bạn nhổ răng, nhất là khi nhổ răng khôn. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông bao phủ ổ răng bị bong ra hoặc không hình thành được trong ổ răng.

 

Điều này có thể gây đau nhức, từ 1-5 ngày sau khi nhổ răng, cơn đau có thể lan đến tai hoặc mắt ở cùng bên mặt, có mùi hoặc vị khó chịu từ ổ răng rỗng. Đồng thời, bạn có thể nhìn thấy xương lộ ra tại ổ răng vừa nhổ. 

 

Một số giải pháp để ngăn ngừa tình trạng viêm ổ răng khô sau khi nhổ răng bao gồm: tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tránh hút qua ống hút, không hút thuốc, cẩn thận khi súc miệng để gây ảnh hưởng trực tiếp đến ổ răng khô.

 

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mảng bám hay thức ăn bị mắc kẹt trong ổ cắm răng. Sau đó, đặt một miếng băng thuốc vào ổ răng

 

Bác sĩ nha khoa có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau kết hợp súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối tại nhà. Tình trạng sẽ cải thiện nhanh chóng sau khi điều trị.

 

Bị viêm ổ răng khô sau khi nhổ răng

Bị viêm ổ răng khô sau khi nhổ răng

 

 

5. Viêm tủy xương

 

Các biểu hiện của viêm tủy xương bao gồm tình trạng đau nhức kéo dài, sưng nề, sốt cao, lung lay răng cận kề,... Tình trạng này thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, tiểu đường, hoặc sau các ca nhổ răng phức tạp.

 

Nếu xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn nên đến trực tiếp phòng khám hoặc bệnh viện răng hàm mặt uy tín để được thăm khám, xác định mức độ viêm và có phương án điều trị phù hợp.

 

Ưu đãi tới 30%

Áp dụng cho đặt lịch vào khung giờ
07:30 - 19:30

 

Mã ưu đãi: "TCFS2025"

Ưu đãi giảm 30% Dịch vụ bọc răng sứ

Ưu đãi giảm 20% tất cả các dịch vụ khám tổng quát

 

Áp dụng tới hết 28/4/2025

Đặt hẹn thăm khám với bác sĩ trước để hưởng ưu đãi !

Đặt hẹn

 

 

6. Hoại tử xương hàm

 

Các thủ thuật nha khoa xâm lấn như nhổ răng hoặc cấy ghép răng khi dùng thuốc bisphosphonates có nguy cơ cao dẫn đến hoại tử xương hàm.

 

Những người bị hoại tử xương hàm có thể bị đau, sưng mô mềm và chảy dịch trong miệng, và xương hàm bị lộ. Các dấu hiệu có thể khác là hôi miệng, răng lung lay và các dấu hiệu nhiễm trùng ở nướu.

 

Một số giải pháp tạm thời như súc miệng, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau được kê đơn,... có thể được áp dụng để bảo tồn xương hàm. Gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để có phương án điều trị đúng cách nếu có các triệu chứng hoại tử xương hàm.

 

 

7. Các rủi ro tiềm ẩn khác

 

Ngoài ra, nhổ răng cũng có thể gây ra một số biến chứng khác như dị ứng thuốc tê, răng nhạy cảm, tổn thương thần kinh, thông xoang hàm trên, chậm lành vết thương. 

 

Biểu hiện khi dị ứng với thuốc tê hoặc thuốc điều trị xuất hiện từ nhẹ (phát ban) đến nặng (sốc phản vệ).

 

Các răng xung quanh răng bị nhổ sẽ nhạy cảm hơn với những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng. Do phần nướu và hàm xung quanh đã bị tổn thương và cần thời gian để phục hồi.

 

Tình trạng tổn thương thần kinh gây ra hiện tượng tê bì, mất cảm giác hoặc đau nhức dọc theo đường đi của dây thần kinh răng dưới hoặc dây thần kinh lưỡi. Tình trạng có thể xảy ra tạm thời trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp vĩnh viễn nếu dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.

 

Thông xoang hàm thường xảy ra khi nhổ răng hàm trên, tạo đường thông giữa khoang miệng và xoang hàm, biểu hiện bằng chảy máu mũi, nước/không khí thoát ra mũi khi uống/thổi.

 

Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ, duy trì vệ sinh răng miệng tốt, tránh các hoạt động có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương như hút thuốc, uống rượu, và không trì hoãn việc tái khám khi có dấu hiệu bất thường.

 

Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng theo hướng dẫn của bác sĩ

Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng theo hướng dẫn của bác sĩ

 

 

VI. Nhổ răng nào nguy hiểm nhất?

 

Nhổ răng có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Nhổ răng khôn hay răng số 8 là nguy hiểm nhất, đặc biệt trong những trường hợp răng khôn hàm dưới mọc ngầm, mọc lêch hoặc mọc ngang. Do vị trí của răng phức tạp, gần dây thần kinh, cấu trúc xương dày và cứng nên khả năng tiếp cận hạn chế.

 

Vì vậy, nhổ răng khôn rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, trước khi nhổ răng, bác sĩ thường kiểm tra cẩn thận để xác định mức độ phức tạp để đảm bảo an toàn và độ chính xác khi nhổ. 

 

Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn bác sĩ có chuyên môn cao, nha khoa có các thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn. Đồng thời, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn chăm sóc sau nhổ răng của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.

 

Nhổ răng khôn là nguy hiểm nhất

Nhổ răng khôn là nguy hiểm nhất

 

 

VII. Có nên nhổ nhiều răng cùng lúc?

 

Việc nhổ nhiều răng cùng lúc là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau; bao gồm tình trạng sức khỏe của bạn. 

 

Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nhổ không quá 2 răng cùng lúc trong cùng một vùng hàm. Mặc dù trong một số trường hợp, việc nhổ nhiều răng cùng lúc có thể xảy ra, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng quan tâm.

 

Vì vậy, việc chia thành nhiều đợt nhổ răng thường là lựa chọn hợp lý hơn. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro và biến chứng có thể phát sinh, mà còn tạo điều kiện để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn. Tùy từng trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phương án nhổ răng hợp lý.

 

 

VIII. Quy trình nhổ răng tại Nha khoa TC Dental

 

Bước 1. Bác sĩ kiểm tra răng cần nhổ thông qua thăm khám và chụp X-quang (nếu cần). Đánh giá tình trạng răng, xương và nướu, sau đó tư vấn chi tiết quy trình nhổ răng và các lưu ý trước, trong và sau khi nhổ.

 

Bước 2. Vệ sinh răng miệng để đảm bảo môi trường sạch khuẩn. Sau đó, gây tê tại chỗ để giảm đau và giúp khách hàng thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.

 

Bước 3. Đối với răng đơn giản, dùng kìm nha khoa để lấy răng ra khỏi ổ xương một cách nhẹ nhàng. Đối với răng khó, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác như rạch nướu, cắt xương, chia nhỏ răng để dễ dàng loại bỏ.

 

Bước 4. Đặt gạc vô trùng lên vị trí nhổ răng và hướng dẫn khách hàng cắn chặt gạc để cầm máu.

 

Bước 5. Bác sĩ dặn dò cách chăm sóc tại nhà, không súc miệng mạnh, không nhổ nước bọt trong 24 giờ đầu. Tránh ăn thức ăn quá nóng, cứng hoặc dai. Uống thuốc theo toa bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

 

Tùy vào mức độ phức tạp của răng, quy trình nhổ răng thường kéo dài từ 15-60 phút. Lưu ý, chăm sóc tốt sau khi nhổ răng để hỗ trợ lành thương nhanh chóng và tránh nhiễm trùng.

 

Bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận trước khi nhổ răng

Bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận trước khi nhổ răng

 

 

IX. Lưu ý trước và sau khi nhổ răng

 

Khi nhổ răng, việc chăm sóc đúng cách trước và sau khi thực hiện rất quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và tránh các biến chứng. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết:

 

1. Trước khi nhổ răng

 

Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi nhổ răng, nếu quá căng thẳng có thể cản trở quá trình nhổ răng.

 

Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có tiền sử đã đang mắc những bệnh lý, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn đông máu,... 

 

Nếu bạn dị ứng với thành phần hoặc bất kỳ loại thuốc nào như thuốc gây tê,... hãy thông báo với bác sĩ trước khi nhổ răng

 

Nếu đang có dấu hiệu cảm cúm, sốt, ho,... bạn nên chờ sức khỏe ổn định mới tiến hành nhổ răng.

 

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng.

 

Không hút thuốc ít nhất 12 giờ trước khi nhổ răng

 

Bạn nên ăn uống đầy đủ trước khi nhổ răng vì sau khi nhổ răng có thể gây đau nhức, bất tiện trong quá trình ăn uống.

 

Ưu đãi tới 30%

Áp dụng cho đặt lịch vào khung giờ
07:30 - 19:30

 

Mã ưu đãi: "TCFS2025"

Ưu đãi giảm 30% Dịch vụ bọc răng sứ

Ưu đãi giảm 20% tất cả các dịch vụ khám tổng quát

 

Áp dụng tới hết 28/4/2025

Đặt hẹn thăm khám với bác sĩ trước để hưởng ưu đãi !

Đặt hẹn

 

 

2. Chăm sóc răng sau khi nhổ

 

Sau quá trình nhổ răng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau nhức, sưng má, chảy máu nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể thuyên giảm sau 1-2 ngày. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện theo những lưu ý sau để giảm đau và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra:

 

Sau khi nhổ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn một miếng gạc sạch để cầm máu trong khoảng 30–45 phút đầu tiên. Trong 1-2 ngày, máu vẫn có thể chảy hòa cùng nước bọt tạo thành dịch màu hồng. Nhưng đừng quá lo lắng vì đây là triệu chứng bình thường và sẽ mất sau 2-3 ngày. Sau đó, nếu máu vẫn chảy không ngừng, bạn nên liên hệ với bác sĩ.

 

Khi hết thuốc tê, bạn có thể cảm thấy đau nhẹ, hãy sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

 

Trong 2–3 ngày đầu, tránh sử dụng ống hút vì lực hút có thể làm vết thương chảy máu trở lại hoặc gây ra tình trạng khô ổ răng.

 

Tránh ăn đồ ăn quá nóng, cứng hoặc cay trong vài ngày đầu. Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo hoặc sữa chua.

 

Không sử dụng chất kích thích, cà phê, rượu bia, thuốc lá sau khi nhổ răng

 

Không súc miệng mạnh hoặc khạc nhổ, không làm việc nặng sau khi nhổ răng

 

Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.

 

Sau khi nhổ răng khôn, tại vị trí nhổ có thể xuất hiện lỗ nhỏ. Tùy vào cơ địa mỗi người có thể mất khoảng 1–2 tháng để lấp đầy. Để tránh thức ăn mắc vào và gây sâu răng, người bệnh nên dùng bàn chải mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh. Không nên sử dụng vật nhọn hoặc tăm vì có thể gây tổn thương, chảy máu và nhiễm khuẩn.

 

Nếu bạn cảm thấy đau nhức dữ dội, có mủ, sốt cao hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

 

 

X. Vì sao nên nhổ răng tại Nha khoa TC Dental

 

Nha khoa TC Dental là địa chỉ nha khoa uy tín ở quận 6, TPHCM, cung cấp dịch vụ nhổ răng an toàn. Quá trình nhổ răng tại nha khoa sẽ được thực hiện nhẹ nhàng, chính xác bởi các bác sĩ giỏi chuyên môn có tay nghề cao.

 

Đồng thời, kết hợp với các trang thiết bị y tế và công nghệ nha khoa tiên tiến giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, hạn chế đau đớn cho bệnh nhân.

 

Ngoài ra, nha khoa tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc vô trùng của Bộ Y tế, đảm bảo các thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ, vô trùng, giúp giảm thiểu các nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng sau khi nhổ răng.

 

Đội ngũ y tế, bác sĩ tư vấn nhiệt tình, tận tâm trước và trong khi nhổ răng, giúp bệnh nhân yên tâm và cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc răng miệng để nhanh lành vết thương sau khi nhổ răng.

 

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ nhổ răng khôn uy tín, an toàn, liên hệ ngay cho đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của Nha khoa TC Dental để được tư vấn miễn phí.

 

Đặt hẹn thăm khám

Quý khách vui lòng để lại thông tin,

Nha Khoa TC sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Thời gian làm việc từ 7:30 - 19:30

 

 

Nha Khoa TC Dental

Hotline: 0931 899 378

Email: NhakhoaTCdental@gmail.com

Chi nhánh Nha Khoa Smile HT - Quận 6: 1089 Đ. Hậu Giang, Phường 11, Quận 6, Hồ Chí Minh 70000

Google Map: www.google.com/maps?cid=11740737940905362032

 

 

Câu hỏi liên quan khi nhổ răng

 

1. Nhổ răng có đau không?

 

Nhổ răng có thể không gây đau đớn nhờ kỹ thuật gây tê. Trong quá trình nhổ, bạn chỉ cảm thấy hơi đau khi tiêm thuốc gây tê, sau đó chỉ còn cảm giác áp lực không đau. Sau khi thuốc hết tác dụng (khoảng 2-3 giờ), bạn có thể cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong 24-72 giờ đầu tiên, mức độ đau phụ thuộc vào độ phức tạp của ca nhổ, số lượng răng, vị trí và ngưỡng chịu đau cá nhân. Thuốc giảm đau và chườm đá thường đủ để kiểm soát cơn đau, nhưng nếu đau kéo dài hơn 2-3 ngày, trở nên dữ dội hơn, kèm theo sưng nghiêm trọng, sốt hoặc mùi hôi từ miệng, bạn nên liên hệ ngay với nha sĩ.

 

 

2. Khi nào có thể ăn uống bình thường sau nhổ răng?

 

Sau khi nhổ răng, bạn chưa thể ăn ngay. Sau đó khoảng 2 - 6 tiếng, bạn có thể ăn các thực phẩm mát, mềm để tránh tác động gây đau và chảy máu ở vùng răng vừa nhổ. Thông thường, sau khi nhổ răng khoảng 3 - 7 ngày, các triệu chứng như sưng đau, chảy máu giảm hẳn, người bệnh có thể ăn uống bình thường. Đối với những người nhổ răng khôn, sau khoảng 3 - 4 tuần, người bệnh mới nên ăn uống như bình thường. Do quá trình nhổ răng khôn phức tạp, gây xâm lấn nhiều hơn nên vết thương có thể lâu lành hơn. Trên thực tế, nó còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người và phương pháp nhổ răng.

 

 

3. Có nên nhổ răng khôn dù không đau?

 

Bạn không phải nhổ bỏ răng khôn nếu răng khôn mọc thẳng không đau nhức và có đủ các điều kiện như răng hoàn toàn khỏe mạnh, có khớp cắn tốt với răng đối diện, dễ vệ sinh hàng ngày. Ngoài ra, nếu răng khôn mọc ngầm trong xương, nếu không đau và chưa có bất kỳ triệu chứng gì thì cũng không cần nhổ bỏ. Tuy nhiên, bạn nên đi kiểm tra răng thường xuyên để phát hiện răng khôn mọc ngầm trong xương hay hoặc có khả năng hình thành các loại u, nang quanh thân răng hay không. Mặc dù điều này cũng không thường xuyên xảy ra.

 

 

4. Nhổ răng có ảnh hưởng đến xương hàm không?

 

Nhổ răng có thể gây ra tình trạng tiêu xương hàm tại chỗ mất răng do khu vực này không còn lực nhai tác động mỗi ngày như trước. Khi xương hàm bị thoái hóa và biến mất khiến cho thành xương trở nên thấp dần, dẫn đến tình trạng tụt nướu, lộ phần chân răng. Điều này tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại phát triểm gây ra một số bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu hoặc viêm nướu.

 

 

5. Phải mất bao lâu để hồi phục sau khi nhổ răng?

 

Thời gian phục hồi của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của răng vừa nhổ và cơ địa của mỗi người. Thông thường, hầu hết mọi người đều cảm thấy bình thường trở lại chỉ sau 48-72 giờ hay vài ngày sau khi nhổ răng, nhưng xương hàm thường mất vài tuần để lành hoàn toàn.

 

 

6. Nên ăn gì sau khi nhổ răng?

 

Bạn nên ăn những thức ăn mềm, tránh thức ăn cứng, giòn và dai trong vài ngày đầu. Bạn cũng nên tránh uống bằng ống hút vì lực hút có thể làm bong cục máu đông và gây viêm ổ răng khô.

 

Bảng giá

 

Mục lục


Kiểm duyệt bởi Nguyễn Mạnh Cường

Cố vấn y khoa: Bác sĩ Võ Khánh Tường

5,0/5 (1 bình chọn)

Ưu đãi tới 30%

Áp dụng cho đặt lịch vào khung giờ
07:30 - 19:30

 

Mã ưu đãi: "TCFS2025"

Ưu đãi giảm 30% Dịch vụ bọc răng sứ

Ưu đãi giảm 20% tất cả các dịch vụ khám tổng quát

 

Áp dụng tới hết 28/4/2025

Đặt hẹn thăm khám với bác sĩ trước để hưởng ưu đãi !

Đặt hẹn

Lượt xem nhiều

Ưu đãi tới 30%

Áp dụng cho đặt lịch vào khung giờ
07:30 - 19:30

 

Mã ưu đãi: "TCFS2025"

Ưu đãi giảm 30% Dịch vụ bọc răng sứ

Ưu đãi giảm 20% tất cả các dịch vụ khám tổng quát

 

Áp dụng tới hết 28/4/2025

Đặt hẹn thăm khám với bác sĩ trước để hưởng ưu đãi !

Đặt hẹn
Tư vấn nha khoa
Nha Khoa TC Nha Khoa TC